Không gian nhà bếp rất quan trọng trong gia đình. Tuy nhiên, đây lại là khu vực ít được chú trọng trong cách sắp xếp và thiết kế tại Việt Nam. Làm sao để bố trí phòng bếp vừa khoa học, sang trọng lại hợp phong thủy? Hãy cùng tìm hiểu ngay 9 nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp dưới đây!
Mục lục bài viết
ToggleBố trí đồ nội thất phòng bếp ở vị trí “tọa hung hướng cát”
Nhà bếp cần được đặt ở vị trị hướng xấu hướng về phía hướng tốt đối với gia chủ, hay còn gọi là “Tọa hung hướng cát”. Đây là cách sử dụng dương khí của lửa (bếp) để áp chế luồng khí xấu trong nhà. Gia chủ cần nắm bắt hướng nhà tốt, xấu với mình để tìm được vị trí bố trí nhà bếp hiệu quả.
Do đó, những đồ nội thất trong bếp cũng cần theo theo hướng sắp xếp này. Đặc biệt với các nội thất chính như tủ lạnh thì nên chọn hướng Đông Nam để thuận tiện cho việc gia chủ sử dụng, cũng như mang lại điều có lợi. Bếp và bồn rửa nên để xa nhau và tránh hướng nhìn ra nhà vệ sinh.
Màu sắc chủ đạo của nội thất nhà bếp
Màu sắc phòng bếp cũng rất quan trọng, Khi sử dụng màu cho phòng bếp, bạn nên chọn những màu hài hòa với màu hợp mệnh với gia chủ, hoặc tương sinh theo thuyết Ngũ hành.
Những màu tốt nhất nên dùng cho nội thất phòng bếp là xanh lá, vàng hoặc đỏ. Những sắc màu này trong nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp khá nóng nên gia chủ có thể gia giảm sắc độ để tránh tạo không gian phòng bếp bí bách, dễ sinh cáu gắt. Đại đa số gia đình Việt thường sử dụng nội thất bằng gỗ để tăng vẻ sang trọng.
Hiểu rõ diện tích phòng bếp
Nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp yêu cầu bạn phải nắm rõ diện tích mặt bằng có thể sử dụng. Đặc biệt phòng bếp là khu vực đã được lắp đặt sẵn hệ thống đường dẫn điện và nước. Do đó bạn cần nắm rõ diện tích và hình ảnh phòng bếp thông qua các bản vẽ lát cắt để có phương án bố trí cho phù hợp.
Nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp theo hình tam giác
Có ba vị trí bạn cần chú ý trong nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp, đó là: Bồn rửa – Bếp nấu – Tủ lạnh. Ngoài vấn đề thuận tiện cho lối vào, thuận tiện sử dụng, bạn hãy bố trí 3 khu vực này theo hình tam giác. Tức là ba khu vực trên không bao giờ nằm trên cùng 1 đường thẳng.
Thiết kế kệ bếp nên thấp hơn khủy tay của bạn từ 2-4 cm. Trong khi đó khu vực nấu nướng nên thấp hơn khu vực chế biến thức ăn khoảng 6 cm. Tủ lạnh nên đặt ở hướng Đông Nam hay hướng Bắc (vị trí hướng ôn hòa), giúp việc vận hành 24/7 ổn định.
Kiêng kỵ đồ góc nhọn
Trong phong thủy nói chung, cũng như nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp nói riêng thì góc nhọn hay vật góc nhọn rất xấu. Đây là biểu tượng của sát khí.
Trừ khi gia chủ mệnh Hỏa, nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp là tránh các đồ nội thất có dáng tam giác, có góc nhọn hoặc mũi giáo. Điều này cũng tăng độ an toàn khi sử dụng. Bếp là nơi nuôi dưỡng và duy trì hòa khí, do đó điều này rất quan trọng.
Lựa chọn nội thất với kích thước hợp lý
Không gian nào cũng cần có đủ khoảng trống để tạo cảm giác thoải mái, rộng rãi. Do đó bên cạnh việc nắm bắt kích thước phòng bếp, lựa chọn đồ nội thất kích thước phù hợp là nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp vô cùng quan trọng. Bên cạnh những món đồ nội thất chính như bếp, kệ tủ bát đĩa, bồn rửa, tủ lạnh, các chi tiết khác nên có kích thước nhỏ và tiết chế số lượng đồ vật càng nhiều càng tốt.
Chú ý đến sự an toàn khi sử dụng
Phòng bếp là một trong những khu vực cần chú trọng rất lớn tới sự an toàn, bởi đây là khu vực nấu nướng dễ cháy nổ. Bạn không nên bài trí một số đồ nội thất trang trí như hoa khô, rèm cửa, khăn lau, chậu cây xanh,…Trong bếp nên có khăn trải sàn để tránh trơn trượt.
Các loại đồ dùng gây nguy hiểm như dao, kéo,… nên treo cao cách mặt đất khoảng 1m hoặc để trong tủ có khóa kéo để đảm bảo tránh xa tầm tay trẻ em. Lò nướng có thể đặt sát mặt đất, trong khi lò sóng cần đặt cao tối thiểu 91cm. Gia vị, chén đĩa cũng nên có kệ đựng hoặc tủ đựng riêng để bảo quản khô ráo, thuận lợi nhất.
Phối hợp ánh sáng tự nhiên và nhân tạo trong bếp
Ánh sáng là yếu tố quan trọng để giúp không gian phòng bếp trở nên dễ nhìn, dịu mắt hơn. Trong nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp, ánh sáng tự nhiên rất quan trọng. Vào ban ngày, ánh sáng tự nhiên sẽ thay thế nguồn sáng nhân tạo để làm sáng không gian mà không gây cảm giác bí bách.
Đặc biệt với phòng bếp, bạn có thể bố trí ánh sáng nhân tạo màu vàng hoặc trắng để giúp không gian ấm cúng hơn. Với thiết kế hiện đại, một số nơi bố trí đèn âm tại các tủ đựng chén bát để đủ nguồn sáng mà mang hơi thở phương Tây. Hãy đảm bảo vào buổi sáng, ánh sáng tự nhiên đủ để cung cấp nguồn sáng cho bếp và buổi tối là ánh sáng từ bóng đèn nhân tạo.
Chất liệu về nội thất phòng bếp
Do phòng bếp cần phải nấu nướng liên tục và dễ bám bẩn, do đó chất liệu được sử dụng cũng cần đặc biệt quan tâm. Bạn nên lựa chọn bàn đá cẩm thạch hoặc gạch men, sứ,… để tiện cho việc lau chùi. Khả năng chịu nhiệt của đồ dùng trong bếp cũng nên được cân nhắc. Bạn có thể sử dụng đồ sành sứ, nhôm, thủy tinh,… để đảm bảo quá trình sử dụng được bền bì.
Bạn có thể tìm tới các chuyên gia thiết kế nội thất uy tín để nhờ họ tư vấn về nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp chi tiết. Nhờ đó, không chỉ căn bếp đẹp, gọn mà còn có gu. Quan trọng nhất là nội thất phòng bếp phù hợp với tính cách của gia chủ!
Trên đây là 9 nguyên tắc thiết kế nội thất phòng bếp quan trọng giúp bạn có được phòng bếp sang trọng, dễ nhìn. Chúc các bạn sẽ có được thiết kế nội thất phòng bếp ưng ý.