Phong cách Japandi đang thực sự trở thành cơn sốt trong phong cách thiết kế nhà ở năm 2020. Một ngôi nhà đậm chất Nhật Bản nhưng đậm nét đương đại Bắc Âu chắc chắn sẽ khiến bạn yêu tổ ấm của mình hơn bất cứ nơi nào khác.
Mục lục bài viết
TogglePhong cách Janpandi là gì?

Định nghĩa phong cách Japandi
Phong cách Japandi là sự kết hợp đầy thú vị giữa phong cách Scandinavian (Bắc Âu) tinh tế, hiện đại và phong cách Japan (Nhật Bản) nhã nhặn khiêm nhường. Không gian thiết kế theo phong cách Japan di rất nhẹ nhàng, ấm áp thanh lịch.
So sánh phong cách Japandi, phong cách Nhật Bản và phong cách Scandinavian
Điểm giống
Phong cách Scandinavian hướng tới sự sang trọng, trau chuốt và đơn giản. Trong khi đó phong cách Japan đi theo tinh thần của người Nhật Bản với chủ nghĩa đơn giản và khổ hạnh (asceticism).

Phong cách giao thoa Japandi kế thừa điểm chung của hai phong cách: Tối giản mọi chi tiết! Không gian tạo ra mang lại sự bình yên, dễ chịu tối đa cho chủ nhà nhưng không mất đi vẻ hiện đại sang trọng.
Điểm khác
Phong cách Scandinavian hướng tới sự tỉ mỉ trau chuốt. Màu sắc thường theo hướng pastel hoặc trung tính sáng màu. Nhưng đường nét bo tròn, thanh mảnh cùng chất liệu mềm mại tạo nên vẻ đẹp tinh tế và hoàn hảo.
Chất liệu nổi bật gợi nhắc tới phong cách này là gỗ tếch, gỗ sồi hoặc bulong.
Phong cách Nhật Bản hướng tới vẻ đẹp trầm lặng, gam màu sử dụng thường là đen hoặc nâu gỗ thẫm. Người Nhật Bản hướng tới những đồ vật có tính nguyên bản nhất, không can thiệp nhiều tới đường nét hình dáng. Họ ưa chuộng đồ xưa cũ như sành sứ, gốm thô mộc, cói, gỗ nguyên khối.

Phong cách Japandi là sự hòa hợp giữa cả hai phong cách này, giảm bớt sự tỉ mỉ hoàn hảo của Phong cách Scandinavian và thêm sự mềm mại cho phong cách Nhật Bản tĩnh tại nghiêm khắc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của Japandi.
Đặc điểm của phong cách Japandi
Tông màu chủ đạo: Đen- Trắng- Be
Nếu tìm kiếm phong cách Japandi, bạn sẽ ngay lập tức nhìn thấy hàng loạt hình ảnh có chung một tone màu nhã nhặn đẹp mắt: Trắng- Đen- Be. Gỗ là chất liệu không thể thiếu trong phong cách này.
Sắc độ của 3 tông màu chính sẽ được thay đổi: xám nhạt, xám đậm, trắng đục, đen mờ, be đậm, nâu.. Và tông màu được điều chỉnh để tạo nên những mảng màu nhiều lớp thú vị nhưng không hề lệch tông khỏi 3 màu chủ đạo.

Nội thất mang đường nét hữu cơ
Nếu đồ nội thất phong cách Bắc Âu được vuốt chỉnh tỉ mỉ với đường nét sắc sảo hoàn hảo đậm chất hiện đại, đồ nội thất Japan thiên về hình thái nguyên bản thô sơ thì phong ccash Japandi sẽ chung hòa cả hai.
Đồ nội thất của phong cách Japandi mang cảm giác chân thực hơn nhờ những đường cong lồi lõm, không quá thanh mảnh thể hiện sự can thiệp của con người nhưng ở mức vừa phải. Cách phiến gỗ dày được chế tác giữ được hơi thở thiên nhiên, gợi nét bình dị phóng khoáng.

Không gian thoáng đãng, tối giản đồ vật
Không có quá nhiều đồ vật trong một căn phòng Japandi. Với các phòng có nhiều tiểu tiết trang trí, người ta thường chọn đồ vật trùng màu với ba tông chủ đạo. Nhờ đó khi bước vào phòng vẫn có cảm giác phòng rất ít đồ bởi hiệu ứng đánh lừa thị giác.


Đồ trang trí mang tinh thần Nhật Bản
Với lối xếp chữ của phong cách Japandi, tinh thần Nhật Bản vẫn là nền tảng chính của lối thiết kế này. Bạn có thể sử dụng những đồ trang trí đặc trưng của Nhật Bản. Nghệ thuật xếp giấy Origami trên chiếc đèn ngủ, quạt giấy treo tường, cửa gỗ cánh trượt, đồ gốm phương Đông, đồ gốm vân mộc kiểu wabi-sabi, cành hoa anh đào khô… Tất cả sẽ tạo nên không gian xứ hoa anh đào đậm nét.

Bạn cũng có thể đan xen những món đồ tre nứa đan mây, vải thô màu be, rèm lụa tơ hoặc tranh treo tường màu sắc tối giản… Chỉ cần là những món đồ có tông màu tệp với ba màu chủ đạo, mọi thứ sẽ là sự kết hợp hoàn hảo. Bạn có thể chơi màu đỏ, xanh olive, xanh coban,… nhưng chỉ nên dùng với đồ kích thước nhỏ để tránh phá vỡ tổng thể.

Lối chơi màu đen tỷ lệ 7-3 hài hòa
Điểm khác biệt rõ rệt giữa phong cách Japandi với phong cách Bắc Âu ( Scandinavian Style) chính là sự kết hợp màu trầm lắng hơn. Nếu Scandinavian tận dụng tối đa sắc màu tươi sáng hiện đại, Japandi có lối mix màu 7 sáng -3 đen. Nhờ đó tổng thể vừa bình yên, vừa tĩnh lặng đúng chất phương Đông.

Tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên
Hầu hết cánh cửa theo phong cách Japandi sẽ dùng 3 chất liệu: kính, gỗ hoặc tre nứa (đan thành khung dọc hoặc có hoa văn). Rèm cửa chỉ theo tông màu trắng, be hoặc màu sáng trung tính. Điều này nhằm mục đích thu ánh sáng tối đa vào nhà theo đúng tinh thần tiết kiệm, tận dụng thiên nhiên tối đa.

Chất liệu thiên nhiên và cây cối
Tường nhà trong phong cách Japandi khá tối giản, thường lựa chọn thạch cao hoặc gạch lát phủ sơn màu trung tính. Đá cẩm thạch, đá sỏi rất ít được sử dụng.
Các chất liệu thiên nhiên như tre nứa, gỗ, vải lanh, gốm sử,… được tận dụng tối đa trong các món đồ trang trí. Tất cả mang tới một không gian thực sự hòa mình vào thiên nhiên, giảm tải đồ nhựa và đậm chất Nhật Bản.

Cây cối được điểm xuyết tinh tế, hầu như là cây thân lá mảnh hoặc các chậu cây nhỏ xinh. Một số cây có lá màu nâu, cây khô,… cũng được sử dụng để tăng sắc trầm ấm, bình dị cho căn phòng.
Phong cách Japandi phù hợp với căn hộ như thế nào?

Phong cách Japandi phù hợp với tất cả các căn hộ, nhà cửa dù có diện tích nhỏ hay lớn. Sự tối giản chính là bí quyết để phong cách này hòa hợp với mọi diện tích không gian. Một căn phòng theo phong cách Japandi cho thấy chủ nhân là người gọn gàng, hiện đại nhưng vẫn truyền thống và dễ chịu.


Nếu bạn đang có ý định thiết kế cho nơi ở của mình cùng phong cách Japandi, đừng chần chừ thực hiện. Hãy liên hệ ngay với Mili Home Design để được tư vấn.